Việt Khang
GIỜ KHÁM BỆNH
THỨ 2-CHỦ NHẬT 8:00-20:00

Bệnh chlamydia là gì?

20-03-23

    Chlamydia là một bệnh nguy hiểm lây nhiễm qua đường tình dục, khác với bệnh sùi mào gà vì những triệu chứng của nó khá khó để nhận biết, vì vậy nhiều người không biết mình mắc bệnh, đến khi bộc phát thì bệnh đã chuyển sang viêm nhiễm nặng. Bệnh dễ lây lan với những người quan hệ tình dục qua đường miệng, hoặc từ mẹ lây sang con trong quá trình mang thai.

Hỗ trợ tư vấn

Những triệu chứng điển hình của bệnh chlamydia

    Rất ít người biết được triệu chứng của chlamydia là gì? Bởi vì giai đoạn đầu của bệnh ít khi có nhiều biểu hiện hoặc thậm chí không hề có triệu chứng cảnh báo nào. Khi các triệu chứng xuất hiện thì vẫn có trường hợp bị bỏ qua vì chúng thường rất nhẹ.

    Những người mắc bệnh chlamydia thì sẽ có hiện tượng:

   - Tiểu bị đau.

   - Đau bụng ở vùng hạ vi.

   - Dương vật chảy dịch.

   - Âm đạo chảy dịch khác thường.

   - Quan hệ tình dục người phụ nữ sẽ bị đau.

   - Đau tinh hoàn.

Chlamydia nếu không điều trị?

    Những bệnh lý nguy hiểm do bệnh chlamydia di căn thành.

    - Nhiễm HIV: Nữ giới nhiễm chlamydia thường có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn phụ nữ không nhiễm chlamydia. 

    - Bệnh da liễu: Người bị chlamydia có nguy cơ bị các bệnh lý nhiễm trùng qua đường tình dục khác như giang mai, lậu, viêm gan. Vì thế những người chlamydia thường được bác sĩ khuyên nên tiến hành thử nghiệm về bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục.

    - Viêm vùng chậu: Đây là dạng nhiễm trùng của ống dẫn trứng và tử cung, tuy có thể gây ra triệu chứng nhưng lại có nguy cơ làm hỏng ống dẫn chứng. Viêm vùng chậu không được điều trị có thể dẫn đến apxe bên trong buồng trứng và ống dẫn trứng.

     - Ngoài ra còn gây ra các bệnh như: viêm tinh hoàn, đau xương chậu ở nữ, vô sinh,...

Phương pháp điều trị chlamydia hiệu quả là gì?

    Mọi người hãy yên tâm bởi vì hiện nay tại các bệnh viện lớn và những phòng khám tư nhân đã có các biện pháp chẩn đoán chính xác về bệnh này, chỉ cần xét nghiệm là xác định được có bị mắc bệnh hay không. Vì vậy câu hỏi tiếp theo chính là bệnh này có trị được không?

    Đây là một bệnh lý có thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nó không phù thuộc hoàn toàn vào bác sĩ mà còn chính bản thân người bệnh. Bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh để điều trị cho những trường hợp khẳng định mắc chlamydia nhưng cần điều trị cả người bệnh lẫn bạn tình để tránh tình trạng lây nhiễm chéo khi một người đã khỏi bệnh.

    Thường thì người bệnh sẽ được điều bằng kháng sinh mỗi ngày 2 lần và duy trì trong 7 - 14 ngày. Khoảng 1 tuần sau điều trị bằng phương thuốc.

    Lưu ý, không tự ý bỏ thuốc khi trong thời gian sử dụng thấy triệu chứng đã giảm hẳn khi không có chỉ định của bác sĩ, nếu không bệnh sẽ nhiễm trở lại bình thường. Sau khi điều trị, cơ thể không có kháng thuốc chống lại bệnh nên vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Bệnh nhân đã điều trị khỏi chlamydia vẫn nên đến nơi từng điều trị để tái khám sau 3 tháng để chắc chắn tình trạng nhiễm chlamydia đã khỏi hoàn toàn. 

   Trường hợp bị nhiễm trùng nặng như viêm vùng chậu có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu dùng thuốc kháng sinh đường uống hoặc điều trị nội trú để tiêm kháng sinh tĩnh mạch. Đặc biệt, nếu nhiễm trùng vùng chậu nặng thì bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh có khi sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật. 

   Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về bệnh chlamydia và mối nguy hiểm của nó. Nếu chỉ có 1-2 triệu chứng về bệnh chlamydia, vẫn nên đi thăm khám, bệnh này phát hiện càng sớm điều trị càng hiệu quả. Rút ngắn thời gian điều trị và chi phí rất lớn.

Hỗ trợ tư vấn

Bài viết liên quan