Việt Khang
GIỜ KHÁM BỆNH
THỨ 2-CHỦ NHẬT 8:00-20:00

Làm sao biết đang bị rận mu?

20-03-23

    Chỉ cần nhắc đến cái tên là nhiều người đã rùng mình vì đây là loại ký sinh trùng sống ở lông mu, sinh sôi nảy nở bằng cách hút máu người vì vậy mà cũng gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau đớn cực kỳ khó chịu ở vùng sinh dục, nặng hơn còn gây ra viêm nhiễm, chảy máu. Vậy nếu ngứa vùng kín thì có phải đang bị rận mu không? Làm sao biết mình đang bị rận mu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Hỗ trợ tư vấn

Rận mu trông như thế nào?

Những đặc biệt để phân biệt rận mu như sau:

Rận mu là gì?

    Rận mu hay còn gọi là rận cua, chấy cua, rận bẹn,... Là loài ký sinh trùng nhỏ không cánh, hút máu vật chủ. Rận mu thường ký sinh ở người lớn và hầu như không tìm thấy ở trẻ em chưa dậy thì. Rận mu thường đẻ trứng ở lông vùng kín, hậu môn, nách, đùi thậm chí là lông mi và râu.

Đặc điểm nhận dạng

   Có màu xám, dài từ 1,25mm đến 2mm, cơ thể hình bầu dục, hình dạng khá giống con cua nên còn gọi là rận cua. Nó có đầu nhỏ hơn nhiều so với kích thước cơ thể. Rận mu có 6 chân, mỗi chân đều có móng vuốt, móng vuốt ở cặp chân thứ 2 và thứ 3 lớn hơn so với những chân còn lại.

Giai đoạn phát triển.

   Rận mu có 3 giai đoạn phát triển, gồm trứng, nhộng và rân trưởng thành, trứng nở sau 6-8 ngày, những con rận sau đó chuyển qua giai đoạn nhộng. Nhộng con bắt đầu hút máu người để phát triển trong khoảng 5-6 ngày trước khi lột xác. Mỗi con rận mu có vòng đời chưa tới 1 tháng. 10 con rận mu sẽ đẻ được 300 trứng trong vòng 1 tháng.

Chẩn đoán nhanh rận mu.

    Cách đơn giản nhất để phát hiện ra rận mu đó là kiểm tra lông mu, lông nách, mí mắt,... để tìm trứng, nhộng và rận trưởng thành. Trong gia đình chỉ cần 1 người phát hiện có rận mu thì những người còn lại đều phải đi kiểm tra vì tỷ lệ lây rất cao.

    Cách để phân biệt giữa rận mu và các loại rận khác như sau:

    - Phát hiện 1 con rận (nhìn giống cua) trong vùng lông mu.

    - Có các sần ngứa đỏ như ghẻ ở vùng sinh dục, vết cắn của rận mu thường để lại các vết đốm màu xanh xám.

    - Có dấu hiệu lở loét ở vùng da có nhiều lông.

    - Các dấu hiệu khác thường: ngứa vùng kín liên tục, hậu môn, đặc biệt ngứa dữ dội vào ban đêm, sốt nhẹ, khó chịu, lông mi đóng vảy.

Cách để phòng ngừa rận mu.

    Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung khăn, đồ lót,... Thường xuyên giặt ga giường, đồ lót phơi ở nơi khô thoáng, có thể sử dụng thuốc diệt rận để xịt lên.

    Những người bị rận mu điều trị khỏi vẫn có thể tái nhiễm nên hãy tạo thói quen kiểm tra tóc, lông mu, lông nách, râu,.. Nếu phát hiện trứng hay rận cần gỡ bỏ hết và tìm đến bác sĩ để được điều trị, đừng tự bôi thuốc tại nhà vì dễ làm viêm nhiễm. Không dùng chung quần áo, ga giường và chăn với người khác.

    Rận mu gây ngứa, khó chịu cho người bệnh, những vết cấn của rận sẽ gây dị ứng đặc biệt với những người thịt độc. Khi có các dấu hiệu ngứa kéo dài, hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám.

Hỗ trợ tư vấn

Bài viết liên quan